Tác động của Bảng lương phi nông nghiệp – Nonfarm Payrolls đối với đồng Đô la Mỹ

Như chúng ta đã biết, đồng Đô la Mỹ có ảnh hưởng như thế nào đến giá cả các loại hàng hóa trong bài viết trước. Vậy có những yếu tố, tin tức nào có ảnh hưởng đến chỉ số DXY, từ đó tác động đến giá cả các nhóm hàng hóa? Hãy cùng tìm hiểu về Bảng lương phi nông nghiệp – Nonfarm Payrolls, một trong những số liệu cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa.

1. Khái niệm

Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp hay còn gọi là Nonfarm do Cục thống kê Lao động của Mỹ (BLS) công bố là số liệu theo dõi số lượng công việc mới được tạo ra hay mất đi mỗi tháng, ngoại trừ ngành nông nghiệp. Đây là báo cáo kinh tế thuộc hàng quan trọng nhất hiện nay.

Trong khoảng thời gian công bố số liệu Nonfarm Payrolls thì các công cụ phân tích kỹ thuật hầu như không có tác dụng. Vào thời điểm này, chỉ số DXY biến động rất mạnh, gây ảnh hưởng tới toàn thị trường. Đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức tốt, kinh nghiệm và tâm lý vững vàng.

Tac-dong-cua-Bang-luong-phi-nong-nghiep-–-Nonfarm-Payrolls-doi-voi-dong-Do-la-My
Nonfarm Payrolls – Bảng lương Phi nông nghiệp

 

2. Báo cáo Nonfarm Payrolls gồm 3 phần chính

  • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phi nông nghiệp (Non-farm Employment Change)
  • Tỷ lệ thất nghiệp phi nông nghiệp (Unemployment Rate)
  • Thu nhập bình quân theo giờ (Average Hourly Earnings)

Các dữ liệu này được công bố có 3 chỉ tiêu là dữ liệu trong quá khứ, dự liệu dự đoán và dữ liệu thực tế khi ra báo cáo.

Tac-dong-cua-Bang-luong-phi-nong-nghiep-–-Nonfarm-Payrolls-doi-voi-dong-Do-la-My
Ảnh: Investing.com

 

3. Tại sao Nonfarm Payrolls lại quan trọng như vậy ?

  • Thứ nhất, thông tin về lượng việc làm sẽ phản ánh tình trạng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Dĩ nhiên, đây là cốt lõi của một nền kinh tế.
  • Thứ hai, số liệu này phản ánh mức độ thu nhập của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi tiêu của họ. Hơn nữa, doanh số bán hàng của doanh nghiệp lại chịu tác động từ mức chi tiêu của chính người dân và dẫn đến tác động đến GDP của cả nền kinh tế.
  • Thứ ba, dữ liệu Nonfarm tác động mạnh đến đồng USD, khi mà USD là đồng tiền chính, có tương quan với các đồng tiền khác và chính giá cả hàng hóa. Nếu số liệu tích cực thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ lập tức điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền vào hệ thống ngân hàng, tạo ra sự khan hiếm tiền tệ trên thị trường nhằm đẩy lùi tỷ lệ lạm phát.

 

Tac-dong-cua-Bang-luong-phi-nong-nghiep-–-Nonfarm-Payrolls-doi-voi-dong-Do-la-My
Đồng Đô la Mỹ

 

4. Thời gian công bố báo cáo

  • Bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào tối thứ sáu của tuần đầu tiên trong tháng, vào lúc 19h30 (mùa hè) hoặc 20h30 (mùa đông) theo giờ Việt Nam.
  • Nhà đầu tư có thể theo dõi số liệu này trong Lịch kinh tế tại đây
  • Đây là một tin vô cùng quan trọng và được công bố sớm trong tháng nên có xu hướng dẫn dắt thị trường, được giới đầu tư khá quan tâm và chờ đợi.

5. Kết luận

Tác động của báo cáo Nonfarm Payrolls đối với đồng Đô la Mỹ được xác định bởi sự khác biệt giữa số liệu dự đoán và con số thực tế. Mặc dù số lượng việc làm tốt hơn hoặc tăng lương luôn tốt cho đồng đô la Mỹ, nhưng những con số không đáng khích lệ làm cho đồng bạc xanh yếu hơn.

Nếu dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp tốt hơn so với ước tính hoặc dự báo của các nhà phân tích, thì điều đó cho thấy rằng thị trường lao động đang được cải thiện tốt. Điều này cũng chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ đang phát triển, đồng Đô la từ đó cũng được nâng giá trị lên theo, giá cả hàng hóa sẽ bị sụt giảm do mối quan hệ nghịch đảo với chỉ số DXY. Theo chiều ngược lại, nếu số liệu Nonfarm Payrolls xấu hơn dự báo thì Đô la sẽ mất giá và giá cả hàng hóa sẽ được đẩy lên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.