Lúa mì là loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau gạo. Hạt lúa mì mang giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất béo. Chúng được sử dụng để làm nguyên liệu trong các loại bánh mì, sợi mỳ, bánh kẹo, thức uống…
Ngoài ra, lúa mì còn được dùng để lên men sản xuất bia rượu hay nhiên liệu sinh học, sản xuất gluten trong ngành công nghiệp giấy. Mầm lúa mì cũng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, được sử dụng trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm.  
lua-mi
Cây lúa mì có thể dễ dàng được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau nên có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Các nước sản xuất lúa mì lớn nhất có thể kể đến như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ…
Lúa mì thường được trồng thành nhiều mùa trong năm. Mùa vụ gieo trồng và thu hoạch lúa mì ở một số nước trên thế giới như sau:
Hiện nay, Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất, kế đến là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. Trong khi đó, Ai Cập, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và Philippines là những nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ LÚA MÌ
Một số yếu tố tác động đến giá lúa mì thế giới bao gồm:
Giá đô la Mỹ (USD): Lúa mì cũng giống như các mặt hàng khác được tính bằng đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ mạnh làm giảm giá lúa mì, trong khi đồng đô la Mỹ yếu sẽ nâng giá lúa mì.
Cung cầu: Các chính phủ thường có những hành động dẫn đến mất cân đối cung cầu trên thị trường lúa mì như ban hành thuế hay ngừng trợ cấp. Điều đó khiến nông dân sẽ chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, có thể dẫn đến nguồn cung lúa mì giảm và giá cả tăng lên.
Thị trường mới nổi: Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông đang trải qua sự bùng nổ dân số và nhu cầu về thực phẩm của họ cũng tăng lên. Lúa mì là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vì vậy nó có thể sẽ trở thành một mặt hàng chủ lực ở các thị trường mới nổi.
Thời tiết: Nếu năng suất cây trồng bị ảnh hưởng do quá nhiều mưa hoặc hạn hán, thì giá lúa mì có thể tăng cao hơn. Mặt khác, điều kiện thời tiết lý tưởng có thể thúc đẩy sản lượng cây trồng và giảm giá lúa mì.
Trợ cấp Ethanol: Chính phủ Hoa Kỳ trợ cấp cho nông dân trồng ngô để giúp thúc đẩy sản xuất ethanol. Khi chính sách này được thúc đẩy, nông dân Mỹ có thể tăng diện tích trồng ngô, giảm diện tích lúa mì, do đó sản lượng lúa mì giảm và giá lúa mì tăng lên.