QUẶNG SẮT

Quặng sắt tồn tại dưới dạng đá mà từ đó, người ta dùng để khai thác kim loại sắt. Quặng sắt chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường kim loại thế giới và là xương sống của cơ sở hạ tầng trên toàn cầu.
Khoảng 98% lượng sắt trên thế giới được sử dụng để sản xuất thép. Thép được dùng trong các công cụ, phụ tùng ô tô, vật liệu xây nhà, cầu đường …
Quặng sắt cũng được dùng để tạo ra: Clorua sắt – hợp chất quan trọng với nhiều ứng dụng trong hoạt động xử lý nước thải, nhuộm vải, tạo màu sơn; Sắt sunfat – hợp chất sắt dùng để điều trị thiếu máu và xử lý nước thải; Hợp chất Asen sắt dùng sản xuất thuốc trừ sâu…
TÌNH HÌNH KHAI THÁC & TIÊU THỤ QUẶNG SẮT TRÊN TOÀN CẦU
Úc là nước có trữ lượng quặng sắt lớn nhất thế giới, đồng thời là quốc gia xuất khẩu quặng sắt đứng top đầu thế giới. Ngang ngửa với Úc, Brazil cũng khai thác lượng lớn mỏ quặng sắt. Hai nước này chiếm gần một nửa trữ lượng xuất khẩu của thế giới. Ngoài ra, các nước Trung Quốc, Ấn Độ… cũng là các quốc gia có sản lượng và trữ lượng quặng sắt hàng đầu hiện nay.
Dẫn đầu trong nhập khẩu quặng sắt là Trung Quốc – chiếm gần 70% lượng nhập khẩu thế giới. Đứng thứ hai là Nhật Bản, theo sau đó là các nước như: Hàn Quốc, Đức, Hà Lan…
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ QUẶNG SẮT
Giá quặng sắt được thúc đẩy chủ yếu bởi yếu tố sau:
Nhu cầu thép toàn cầu: Khoảng 98% lượng sắt trên thế giới được sử dụng để sản xuất thép. Thép được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, ngành xây dựng và sản xuất ô tô là hai ngành tiêu dùng thép lớn nhất. Nếu nhu cầu thép tăng, giá quặng sắt có thể tăng theo và ngược lại.
Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong cung cấp quặng sắt thế giới. Đây cũng là quốc gia nhập khẩu hơn một tỷ tấn quặng sắt hàng năm để hỗ trợ ngành thép nội địa. Chính vì thế, nguồn cung quặng sắt và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có tác động lớn trong giá quặng sắt.
Vật liệu thép phế liệu: Thép phế liệu và sắt vụn là nguồn sản xuất thép cạnh tranh với quặng sắt. Khi ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp xây dựng phát triển hơn, nguồn cung thép phế liệu có thể tăng vọt. Những tăng trưởng trong lượng thép phế liệu có thể làm giảm nhu cầu quặng sắt dẫn đến làm giảm giá quặng sắt.
Giá đầu vào: Để khai thác sắt từ quặng phải qua quá trình khai thác đá và tinh chế. Khai thác là một hoạt động sử dụng nhiều năng lượng, sử dụng một lượng lớn dầu và điện. Chi phí đầu vào tăng sẽ làm giá quặng sắt tăng theo và ngược lại.

BÀI VIẾT NỔI BẬT