[Tổng hợp 23/06] Thị trường hàng hóa phục hồi

Các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Chicago tiếp tục diễn biến trái chiều trong phiên hôm qua.

Đậu tương chỉ giảm không đáng kể 0.15% và đóng cửa ngay trên mức hỗ trợ tâm lý 1300. Từ đầu niên vụ 2020/21 đến nay, nông dân Argentina đã bán được 22.5 triệu tấn, chậm hơn mức 25.2 triệu tấn năm ngoái do đồng tiền nội tệ tăng giá và giúp cho đậu tương Mỹ cạnh tranh hơn trên thị trường. Bên cạnh đó, đơn hàng mới với khối lượng 330,000 tấn vừa được bán cho Trung Quốc trong báo cáo Daily Export Sales đã giúp hỗ trợ cho giá đậu tương CBO. Tuy nhiên, đà tăng đã bị cản lại do hạn hán ở Midwest dự báo sẽ được cải thiện trong tuần này.

 

Mot-so-tin-tuc-cap-nhat-ve-tinh-hinh-Nong-san-the-gioi

Dầu đậu tương là mặt hàng dẫn đầu thị trường trong phiên hôm qua, với mức tăng mạnh nhất 2.67% nhờ ảnh hưởng từ đà tăng của dầu cọ Malaysia và dầu thô. Giá dầu đậu tương tăng lên đã tạo áp lực và khiến giá khô đậu tương giảm mạnh 1.94%.

Hợp đồng ngô tháng 12 trải qua 1 phiên giao dịch trầm lắng khi trong phiên không có biến động lớn và kết phiên chỉ giảm nhẹ 0.6% nhưng vẫn nằm trong khoảng đi ngang từ cuối tuần trước. Lực bán chiếm ưu thế hầu như trong toàn bộ phiên giao dịch và chỉ yếu đi khi giá chạm mức hỗ trợ 530. Tại Midwest, sẽ có một cơn bão kéo theo mưa trên diện rộng tại các vùng sản xuất chính trong những ngày tới là thông tin chính gây sức ép cho giá.  Theo Báo cáo của EIA, sản lượng ethanol trong tuần trước của Mỹ đạt mức 1.048 triệu thùng mỗi ngày cao hơn so với tuần trước và mức trung bình 4 tuần. Mức sản lượng cao này đã hạn giúp hạn chế đà giảm của ngô trong phiên hôm qua.

Lúa mì đóng cửa tăng 1.34%, nhờ việc Bộ Nông nghiệp Nga tăng thuế xuất khẩu lúa mỳ thêm 4.8 USD/tấn, lên mức 38.1 USD/tấn. Tuy nhiên, mức sản lượng lúa mì của Nga và Argentina đều được dự báo sẽ tăng lên giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung là yếu tố đã tạo áp lực và khiến giá không duy trì được mức tăng mạnh trong phiên tối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.