Hàng hóa phái sinh có hợp pháp không?

Tại sao Hàng hóa phái sinh hay bị nhầm lẫn thành Forex, cổ phiếu quốc tế?

  • Hàng hóa phái sinh hoàn toàn không phải thị trường Forex – ngoại hối hay Cổ phiếu quốc tế mà nhiều nhà đầu tư đã từng tiếp cận.
  • Điều khiến cho thị trường hàng hóa phái sinh hay bị nhầm lẫn với 2 thị trường bất hợp pháp trên là do các nhà cái Forex ở Việt Nam và thế giới cũng cung cấp quyền giao dịch hàng hóa, và điều này là không hợp pháp. Chính vì thế, các nhà đầu tư Việt Nam giao dịch hàng hóa qua các sàn Forex sẽ không được đảm bảo quyền lợi khi xảy ra tranh chấp hoặc các vấn đề về tiền nảy sinh.
  • Bên cạnh đó vì tính chất giao dịch hai chiều, T+0, và giao dịch theo các phiên Á, Âu, Mỹ giống nhau nên nhiều người bị nhầm lẫn.
Giao-dich-hang-hoa-phai-sinh-tai-san-CME
Hàng hóa phái sinh giao dịch tại CME GROUP – Mỹ
  • Theo Điều 36 Pháp lệnh Ngoại hối quy định nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối như sau:(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản;

    (ii) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.

    Qua điều trên NĐT có thể thấy tại Việt Nam hiện nay các nhà đầu tư cá nhân hoặc cá nhân chưa được cấp phép kinh doanh ngoại tệ. Không chỉ vậy, Nhà đầu tư còn phải đối mặt với những rủi ro khác khi nhiều tổ chức môi giới Forex hoạt động dưới vỏ bọc của nhà cái – nơi ôm lệnh và sẵn sàng thay đổi giao dịch của quý Nhà đầu tư, điều này dường như gây bất lợi cho chính NĐT.

Giao dịch Hàng hóa phái sinh ở Việt Nam có hợp pháp không?

  • Hàng hóa phái sinh được phép giao dịch tại Việt Nam, thông qua Sở giao dịch Hàng hóa và được Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam bảo vệ quyền lợi.

Theo Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006 “Quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa” và Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc “Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa”, giao dịch hàng hóa phái sinh kỳ hạn được giám sát bởi:

Chính phủ: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý hoạt động mua bán hàng hóa phái sinh qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thẩm tra năng lực tài chính của các sáng lập viên của Sở Giao dịch hàng hóa.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Các giấy phép hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV,

” sizes=”(max-width: 424px) 100vw, 424px” srcset=”” alt=”” data-srcset=”https://giaodichhanghoa.net/wp-content/uploads/2020/05/giay-phep-thanh-lap-so-giao-dich-hang-hoa-424×1024.jpg 424w, https://giaodichhanghoa.net/wp-content/uploads/2020/05/giay-phep-thanh-lap-so-giao-dich-hang-hoa-510×1233.jpg 510w, https://giaodichhanghoa.net/wp-content/uploads/2020/05/giay-phep-thanh-lap-so-giao-dich-hang-hoa-124×300.jpg 124w, https://giaodichhanghoa.net/wp-content/uploads/2020/05/giay-phep-thanh-lap-so-giao-dich-hang-hoa-768×1856.jpg 768w, https://giaodichhanghoa.net/wp-content/uploads/2020/05/giay-phep-thanh-lap-so-giao-dich-hang-hoa-636×1536.jpg 636w, https://giaodichhanghoa.net/wp-content/uploads/2020/05/giay-phep-thanh-lap-so-giao-dich-hang-hoa-847×2048.jpg 847w, https://giaodichhanghoa.net/wp-content/uploads/2020/05/giay-phep-thanh-lap-so-giao-dich-hang-hoa.jpg 900w” data-src=”https://giaodichhanghoa.net/wp-content/uploads/2020/05/giay-phep-thanh-lap-so-giao-dich-hang-hoa-424×1024.jpg” />
Giấy phép thành lập sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam
Giay-phep-hang-hoa-phai-sinh
Giấy chứng nhận iShare là thành viên kinh doanh thuộc Sở giao dịch hàng Hàng hóa Việt Nam

Rủi ro của giao dịch hàng hóa phái sinh?

Hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư có thể đem lại lợi nhuận cao đi kèm đó là rủi ro:

  • Biến động mạnh, hàng hóa phái sinh nhìn chung sẽ biến động mạnh hơn các thị trường chứng khoán đơn thuần. Các nhà đầu tư F0 khi chưa quen với nhịp độ của thị trường có thể sẽ không theo kịp dẫn đến những thất thoát không đáng có.
  • Không đặt dừng lỗ tự động, với tính chất biến động cao, khi giao dịch Hàng hóa phái sinh yêu cầu nhà đầu tư phải thiết lập sẵn lệnh dừng lỗ để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.