CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ: CHIẾN THẮNG HAY THẤT BẠI?

Chiến tranh tiền tệ là việc một quốc gia phá giá đồng tiền tệ của mình so với nước khác nhằm làm “nghèo nhà hàng xóm”. Theo nhiều nghiên cứu đánh giá, các cuộc chiến tranh tiền tệ có sức tàn phá vô cùng mạnh mẽ, nó tàn bạo không thua kém gì một cuộc chiến súng đạn.

Tại sao các nước lại muốn phá giá tiền tệ:

Tranh giành lợi thế xuất khẩu: 

Khi tiền tệ của Quốc gia A được điều chỉnh rẻ hơn Quốc gia B, điều đó có nghĩa rằng Quốc gia B sẽ được mua hàng của Quốc gia A với giá rẻ hơn.

Ví dụ: Giá 1 chiếc ô tô sản xuất từ Đức, Đức bán với giá không đổi là 1 mác

Tỷ giá cũ 1 mác=2 Đô, khi đó người dân Mỹ sẽ mua 1 chiếc ô tô sản xuất từ Đức với giá 1 mác, tương đương với việc phải bỏ ra 2 Đô để mua.

Đức điều chỉnh tỷ giá 2 mác = 2 đô, lúc này giá chiếc ô tô ở nước Đức vẫn là 1 Mác, nhưng lúc này người Mỹ chỉ cần bỏ ra 1 đô là có thể mua ô tô từ Đức.

Đó là cách các quốc gia tạo ra lợi thế xuất khẩu từ việc điều chỉnh tỷ giá tiền tệ.

Tăng cung tiền nội địa

Khi một quốc gia tăng cung tiền trên thị trường, điều tất yếu sẽ có sự thay đổi về tỷ giá

Trung Quốc – quốc gia giàu lên nhờ để giá tiền tệ thấp

” Làm nghèo nhà hàng xóm”

Trung Quốc rõ ràng đã được lợi khi giữ một tỷ giá tiền tệ ở mức thấp, và neo cố định tại đó.

Trung Quốc ngày càng giàu, thặng dư thương mại là rất lớn do có hàng hóa giá rẻ. Đối ngược với điều đó, Mỹ lại liên tục thâm hụt thương mại, điều này thúc đẩy Mỹ phải làm một “điều gì đó”.

Quả bom chính sách nới lỏng định lượng QE, một thứ vũ khí bí mật đã được Mỹ sử dụng để hạ Knock out Trung Quốc.

Fed đã in rất nhiều tiền, và bằng một cách nào đó, dòng tiền này được điều hướng sang Trung Quốc.

Fed in thêm bao nhiêu tiền, có nghĩa là Trung Quốc phải in thêm bấy nhiêu để phù hợp với tỷ giá đã cố định. Điều này khiến cho Trung Quốc rơi vào tình trạng giá cả leo thang và lạm phát do in quá nhiều tiền, Mỹ không rơi vào hoàn cảnh đó do đặc điểm của nền kinh tế tăng trưởng chậm và ít khả năng lạm phát.

Nếu Trung Quốc tiếp tục neo chặt tỷ giá, lạm phát ở nước này sẽ rất khủng khiếp (nên nhớ sự kiện quảng trường thiên An Môn xảy ra cũng do tình trạng lạm phát kéo dài).

Trung Quốc sẽ phải chịu lạm phát hoặc điều chỉnh tỷ giá tiền tệ để tránh những hậu quả khó lường, cách nào thì Hoa Kỳ cũng được lợi.

3 giai đoạn nổi bật nhất của các cuộc chiến tranh tiền tệ:

Lần thứ nhất 1921-1936: Hệ thống bản vị vàng hối đoái và những sai lầm chết người

Lần thứ hai 1967 – 1987:Kỷ nguyên Bretton Woods, Mỹ chứng minh được sức mạnh của đồng Đô la

Lần thứ ba từ năm 2010 tới nay: các cuộc chiến tranh tiền tệ xảy ra trên phạm vi toàn cầu.

Các cuộc chiến tranh tiền tệ đều gây những hậu quả vô cùng nặng nề

iSharefund – quỹ đầu tư trực thuộc  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG ISHARE
Chúng tôi ra đời với mong muốn đồng hành cùng khách hàng đầu tư dịch vụ tài chính thông qua các kênh đầu tư đa dạng và hợp pháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.