Hướng dẫn theo dõi lịch kinh tế

Lịch tin kinh tế là gì?
Lịch tin kinh tế liệt kê các sự kiện hoặc dữ liệu kinh tế đã và sẽ được ra trong tương lai, nó có thể là chỉ số lạm phát, GDP, non-farm, hay là một buổi họp quan trọng nào đó…
Hàng ngày, hàng tuần có rất nhiều dữ liệu được phát hành, việc theo dõi lịch tin kinh tế sẽ giúp trader nắm rõ thời điểm những tin tức đó được phát hành, cũng như mức độ ảnh hưởng (tiềm năng) của tin tức ấy.
Hiện tại , các trang cung cấp lịch tin tế đều có tiêu chí đánh giá mức độ tác động của tin tức khác nhau, nhưng cũng không quá khác biệt. Thông thường được chia làm 3 loại:
Tin mạnh: Thường được đánh dấu bằng màu đỏ, những tin này khả năng cao gây tác động mạnh đến thị trường.
Tin trung tính: Thường được đánh dấu bằng màu cam, những tin này không gây tác động quá mạnh đến thị trường.
Tin yếu: Thường được đánh dấu bằng màu vàng, những tin này không gây biến động đáng kể cho thị trường.
Lịch kinh tế có các thông tin như sau:

  • Thời gian công bố – thời điểm xuất bản các tin tức liên quan được lên kế hoạch.
  • Tiền tệ – Loại tiền tệ ảnh hưởng
  • Sự kiện – tên của sự kiện. Nếu bạn muốn xem thông tin chi tiết, nhấp chuột trái vào sự kiện.
  • Tầm quan trọng – mức độ ảnh hưởng, hiển thị cách tin tức cụ thể ảnh hưởng đến tiền tệ. Có ba mức độ: Thấp, Trung bình và Cao. Theo quy định, Cao có nghĩa là sau khi thông báo về tin tức đó, dự kiến sẽ tăng hoặc giảm mạnh.
  • Trước đó – giá trị trước đó
  • Dự báo – giá trị dự báo.
  • Thực tế – giá trị hiện tại.
  • Nếu giá trị được tô sáng bằng màu xanh lá cây, kết quả chuyển sang tốt hơn mong đợi, màu đỏ – tệ hơn dự kiến và đen – dự báo là chính xác.
  • Múi giờ – ở đây bạn có thể chọn múi giờ. Điều quan trọng là phải xem xét sự khác biệt trong múi giờ.

Tại sao việc theo dõi lịch kinh tế lại quan trọng ?
Rủi ro biến động tăng mạnh
Là một trader, đặc biệt là day trader, bạn cần phải cực kỳ chú ý đến những thời điểm mà các tin mạnh (đỏ) xuất hiện. Với các tin này, nếu dữ liệu thực tế không đạt, hoặc vượt, hoặc thậm chí là bằng với kỳ vọng thì nó vẫn có thể gây ra những biến động mạnh cho thị trường.
Nguyên nhân chính cho sự biến động là vì: các nhà giao dịch lo ngại về những biến động tiềm năng nến họ thường hủy các lệnh đang chờ, bên cạnh đó là những lô lệnh lớn của các quỹ được mở hoặc đóng, từ đó gây ra sự thiếu hụt thanh khoản ngay trước khi tin tức xảy ra.
Lưu ý: Trong một vài thời điểm, những tin trung tính cũng có thể gây ra những biến động mạnh cho thị trường đơn giản là vì tại thời điểm đó, dữ liệu này được thị trường đánh giá là quan trọng.
Cách giảm thiểu rủi ro
Đầu mỗi ngày giao dịch bạn cần kiểm tra xem ngày hôm nay sẽ có những tin tức gì quan trọng, ghi lại các thời điểm mà có những tin mạnh có khả năng tác động đến sản phẩm mà bạn giao dịch. Các tin mạnh đa phần do khu vực Âu-Mỹ phát hành nên thường rơi vào buổi chiều và tối. Cá biệt các cuộc họp của Fed thường đến vào khoảng 1:00 sáng (giờ VN), cần chú ý điều này.
Bạn cũng không nên rủi ro quá 2% mỗi lệnh giao dịch. Biến động mạnh kết hợp với trượt giá tại các thời điểm ra tin có thế khiến mức rủi ro của bạn thay đổi bất ngờ.